BỘ MÔN QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

 BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

 

Giới thiệu

Bộ môn Quản lý Môi trường (QLMT) ra đời ngay từ những ngày đầu thành lập khoa Công Nghệ Môi trường (nay là khoa Môi trường và Tài nguyên). Bộ môn Quản lý môi trường thực hiện đào tạo và nghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực quản lý môi trường.

Chương trình giảng dạy được xây dựng với mục tiêu đào tạo Kỹ sư quản lý môi trường có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực quản lý môi trường (QLMT), chương trình có lồng ghép các môn học về khoa học môi trường và kỹ thuật môi trường nhằm trang bị kiến thức vừa sâu, vừa rộng cho người học.

Ngoài ra Bộ môn cũng tham gia giảng dạy những môn chuyên ngành QLMT cho các chuyên ngành khác trong trường đại học Nông Lâm.

 

Chức năng và nhiệm vụ của Bộ môn:

·        Xây dựng chương trình, môn học và giảng dạy các môn chuyên ngành.

·        Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, thực hiện các đề tài thuộc chuyên ngành QLMT.

·        Nghiên cứu và kết hợp với các Sở ban ngành, các Cơ quan quản lý và các  tổ chức quốc tế  thực hiện các đề tài nghiên cứu, các dự án liên quan đến lĩnh vực quản lý môi trường và tài nguyên.

·        Nghiên cứu, tư vấn chuyển giao các đề tài, dự án về quản lý môi trường, sản xuất sạch hơn, hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, hệ thống HSE (An toàn – Sức khỏe – Môi trường), CDM (Cơ chế phát triển sạch), quản lý tài nguyên, quy hoạch môi trường ...

·        Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về sản xuất sạch hơn, quản lý chất thải, QMS ISO 14000, OHSAS 18000, ...

 

Chương trình đào tạo:

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ năm 2008

Tổng số tín chỉ cần tích luỹ: 140 tín chỉ (kể cả 06 tính chỉ GDTC & GDQP, bao gồm:

·        Khối kiến thức giáo dục đại cương ( 58 tín chỉ) = 42%

·        Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp  ( 61 tín chỉ) = 43%

·        Khối kiến thức tự chọn  ( 21 tín chỉ) = 15%

Khối kiến thức đào tạo

Số tín chỉ

Phần trăm

A

Giáo dục đại cương

58

42

A1

Giáo dục chung

27

19

A2

Toán, KHTN

25

18

A3

KHXH-NV

06

04

B

Giáo dục chuyên nghiệp

61

43

B1

Cơ sở của khối ngành, nhóm ngành

17

12

B2

Ngành, chuyên ngành

28

20

B3

Bổ trợ, thực tập nghề nghiệp

06

04

B4

Khóa luận tốt nghiệp

10

07

C

Tự chọn

21

15

C1

Đại cương tự chọn

3

02

C2

Chuyên nghiệp tự chọn

18

13

Tổng cộng

140

100

  

Sinh viên ngành Quản lý môi trường

·        Từ năm 2009 đến nay, mỗi năm có trên 50 SV tốt nghiệp ngành QLMT.

Sinh viên được trang bị các kiến thức sau:

·        Có kiến thức về các quá trình biến đổi lý hóa và sinh học của chất ô nhiễm và những tác động của chúng lên con người và môi trường, sự lan truyền ô nhiễm trong môi trường.

·        Có hiểu biết về bản chất của các loại tài nguyên thiên nhiên, những xu hướng biến động do con người và các giải pháp để quản lý sử dụng hợp lý, giảm thiểu sự cạn kiệt tài nguyên.

·        Có hiểu biết cơ bản về các quy trình công nghệ xử lý ô nhiễm, phục vụ công tác quản lý môi trường nước, không khí, chất thải rắn, chất thải nguy hại ở các cơ sở và địa phương.

·        Hiểu biết và nắm vững các tiêu chuẩn môi trường, các quy định pháp luật có liên quan và biết ứng dụng trong đánh giá tác động môi trường dự án và đánh giá tác động môi trường chiến lược, trong xây dựng kế hoạch, chiến lược bảo vệ môi trường của các địa phương; thanh tra môi trường đối với các nguồn gây ô nhiễm.

·        Hiểu biết và nắm vững các nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường, tăng cường hiệu lực của công tác quản lý môi trường tại địa phương hoặc trong các doanh nghiệp, dùng đòn bẩy kinh tế kích thích tính tuân thủ các quy định môi trường của doanh nghiệp bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn về quản lý môi trường như ISO 14000, sản xuất sạch hơn, kiểm toán môi trường.

·        Có kiến  thức và có khả năng vận dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

·        Có kiến thức về năng lượng tái tạo, am hiểu các giải pháp giảm hiệu ứng nhà kính bằng các dự án theo cơ chế phát triển sạch.

·        Có kiến thức về các lĩnh vực liên quan khác, như sức khỏe cộng đồng, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ, các yêu cầu cải tiến nhằm nâng cao mức sống cộng đồng,...

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia vào các công việc sau:

·        Đảm trách công việc liên quan đến quản lý môi trường hoặc quản lý an toàn lao động và môi trường tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, nhà máy, xí nghiệp, trang trại...

·        Làm việc tại các Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Khoa học & Công nghệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan hoạch định chiến lược môi trường tại các tỉnh, thành phố và quận, huyện hoặc trong ngành Cảnh sát Môi trường.

·        Làm việc tại các Viện, các Trung tâm ứng dụng và triển khai công nghệ và quản lý môi trường;

·        Giảng dạy ngành Quản lý môi trường hoặc các môn Môi trường đại cương cho các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp;

       

Các hướng nghiên cứu quan tâm:

·        Nghiên cứu sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và các nguồn năng lượng mới.

·        Nghiên cứu các qui trình, biện pháp nhằm giảm thiểu phát thải.

·        Thiết lập các chính sách và công cụ kinh tế và quản lý để kiểm soát ô nhiễm.

·        Đánh giá theo hướng định lượng các tác động đến môi trường từ các hoạt động sản xuất.

·        Nghiên cứu khả năng chịu tải của các nguồn tiếp nhận, các môi trường thành phần.

·        Tính toán lượng phát thải và giảm phát thải khí nhà kính từ các dự án liên quan đến hoạt động sản xuất và xử lý chất thải.

·        Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu: các ảnh hưởng và biện pháp kiểm soát.

 

Các hội thảo đã triển khai

·        Hội thảo “Đánh giá tiềm năng tiển khai các dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) tại Tp. HCM - Overview the Potentiality of Developing Clean Development Mechanism Projects in Hochiminh City” ngày 25/04/2007 với 120 đại biểu tham dự. Bộ môn QLMT cùng với Sở Tài nguyên Môi trường Tp.HCM và Quỹ Tái chế chất thải Tp.HCM (REFU) phối hợp triển khải hội thảo, trong đó Bộ môn QLMT phụ trách chuẩn bị tài liệu, phiên dịch và viết báo cáo cho hội thảo;

·        Hội thảo “Clean development mechanism – Project development principle and experience” ngày 10, 11/01/2008 với 100 đại biểu tham dự . Bộ môn QLMT cùng với Quỹ Tái chế chất thải Tp.HCM (REFU) và DNV China phối hợp triển khải hội thảo, trong đó Bộ môn QLMT phụ trách chuẩn bị tài liệu, phiên dịch và viết báo cáo cho hội thảo;

·        Hội thảo “Cơ chế phát triển sạch (CDM). Tổng quan, nhận diện và phát triển dự án – Clean Development Mechanism. Overview, Project indentification & Development”  ngày 29/04/2008 tại trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM với100 đại biểu đại diện các Sở ban ngành các tỉnh thành Khu vực phía Nam và các nhà đầu tư tham dự;

·        Hội thảo “Định hướng phát triển dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) trên địa bàn tỉnh An Giang” ngày 15/11/2008 tại tỉnh An Giang với 60 đại biểu đại diện cho các Sở ban ngành tỉnh An Giang tham dự.

 

Các dự án đã thực hiện:

Tư vấn ISO 14000:

·         Công ty Fuji Impulse năm 2006.

·         Công ty TNHH Natural Choice năm 2007.

Tư vấn CDM

·        Tư vấn chuẩn bị dự án “Xây dựng nhà máy chuyển đổi nước thải thành khí Biogas tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Trường Thịnh” tại xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; và được Ban chấp hành CDM Quốc tế (EB) chấp thuận năm 2009.

·        Tư vấn chuẩn bị dự án “Xây dựng nhà máy chuyển đổi nước thải thành khí Biogas tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Việt Mã” tại xã Tân Hiệp, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; và được Ban chấp hành CDM Quốc tế (EB) chấp thuận năm 2009.

·        Phối hợp với đơn vị tư vấn Hàn Quốc ECOEYE và RE-TECH SOLUTIONS tư vấn chuẩn bị dự án “Tái chế năng lượng tại Bãi chôn lấp Đông Thạnh, Tp.HCM”, và được Ban chấp hành CDM Quốc tế (EB) chấp thuận 2009.

·        Phối hợp với đơn vị tư vấn Hàn Quốc ECOEYE và RE-TECH SOLUTIONS tư vấn chuẩn bị dự án “Tái chế năng lượng tại Bãi chôn lấp Phước Hiệp, Tp.HCM”, và được Ban chấp hành CDM Quốc tế (EB) chấp thuận 2009.

 
Các dự án đang triển khai:

Tư vấn CDM

·        Tư vấn chuẩn bị dự án “Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Wusons” tại xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

·        Tư vấn chuẩn bị dự án “ Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Trường Hưng” tại xã Thạnh Đông, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

 

Số lần xem trang: 2159
Điều chỉnh lần cuối: 26-08-2014

Giới thiệu Bộ môn Quản lý Môi trường

Trang liên kết

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : ba không bảy ba một

Xem trả lời của bạn !